Home / Marketing theo chủ đề / Data Analytics / Hành trình mình xây dựng bảng báo cáo Performance website cho khách hàng như thế nào ?

Hành trình mình xây dựng bảng báo cáo Performance website cho khách hàng như thế nào ?

Khám phá cách mình đã tạo ra một báo cáo Performance website cho khách hàng để dễ dàng theo dõi các chỉ số quan trọng đánh giá hiệu suất hoạt động của website và các kênh marketing mang lại

Khoa Trần Anh

Founder Enjoy Creative Agency

cách mình xây dựng Dashboard báo cáo website Performance cho khách hàng

Trong quá trình làm Digital Marketing ở 2 phía cả Client và Agency thì một task mà hầu như bắt buộc các bạn Marketer nào cũng phải làm đó là báo cáo và một báo cáo thường xuyên chúng ta hay làm nhất đó là báo cáo Performance website sản phẩm hay khách hàng mà mình đang phụ trách.

Thông thường báo cáo sẽ được tạo từ GA4 ( để tìm hiểu thêm GA4 là gì bạn có thể xem ở đây ), tuy nhiên với một nùi chỉ số thêm khoản add tài khoản vào khá phiền sẽ khiến bạn cảm thấy bấn loạn và phức tạp. Vậy thông thường mình sẽ dành chút thời gian để build một Dashboard template trên Looker Studio ( sync dữ liệu trực tiếp từ GA4 ), trong đó sẽ có sẵn các Metric, dimension được trực quan hóa từ dữ liệu đến biểu đổ để có thể đọc và đánh giá hiệu quả hoạt động website dễ dàng hơn ngay cả bạn không biết nhiều về marketing

báo cáo website performance
báo cáo website performance

Mình sẽ đi theo trình tự các bước setup ngay từ ban đầu như sau :

Bước 1 : Xác định bạn đang muốn báo cáo cái gì hay còn gọi là mục tiêu báo cáo ?

Trước khi làm việc mà bạn nghĩ tới đầu tiên đó là đặt mục tiêu cho công việc, làm report cũng tương tự như vậy bạn phải xác định mục tiêu khi làm report là là gì, các chỉ số chính, chỉ số phụ bạn muốn quan tâm là gì, bạn làm report về gì ?

Vậy mục tiêu mình làm report như tiêu đề đề cập đó là làm 1 dashboard báo cáo về website Performance cho 1 Brand A nào đó từ GA4. Trước khi đi vào vấn đề chính thì GA4 thông thường sẽ có 3 loại báo cáo chính :

  1. Báo cáo thu nạp người dùng ( Acquisition Report ) : dạng báo cáo này tập trung vào việc nguồn khách hàng truy cập từ kênh nào hay nói cách khác đó là khách hàng đến từ đâu (  các kênh chính như paid search, display ads, Social, referral, campaign nào )
  2. Báo cáo tương tác người dùng ( Engagement Report ) :  cung cấp thông tin về sự tương tác cũng như hành vi của người dùng trên website
  3. Báo cáo doanh thu ( Monetization Report ) :  báo cáo thiên về Ecom, hành trình khách hàng mua hàng trên website, ROAS, ROI ….

Brand A mà mình đề cập không phải là đơn vị chuyên làm ECOM nên mình sẽ tập trung các vấn đề sau :

  • Số lượng user truy cập theo khoảng thời gian báo cáo, ví dụ mình đang làm report cho nửa tháng 3 thì khoảng thời gian mình sẽ chọn đó là từ đầu tháng 3 đến ngày hiện tại và đương nhiên không quên so sánh với khoảng thời gian cùng kỳ để kiểm tra sự tăng trưởng ( mọi người có thể tham khảo hình ở trên ) – Nếu mục tiêu mình kiểm tra xem có khách hàng mới truy cập thì số lượng new user phải là số lượng chủ đạo đi kèm với số lượng user tổng trong khoảng thời gian đó
  • Khách hàng đến từ nguồn nào? các nguồn truy cập chính mà khách hàng truy cập hay nói cách khác đó là nguồn traffic nào mang lại lượng truy cập lớn nhất cho website
  • Nội dung nào hấp dẫn người dùng ? các trang nội dung khách hàng đang quan tâm nhiều nhất
  • Hành vi của khách hàng trên website là gì ? hay nói cách khác là cách mà khách hàng tương tác trên website

Bước 2 : Lựa chọn chỉ số, lên Layout cho báo cáo

Như đề cập ở trên mình sẽ đánh giá chất lượng và hành động khách hàng truy cập website nên mình sẽ chọn 3 tiêu chí tương ứng với 4 page để đánh giá hoạt động website marketing của Brand A ( theo 1 khoảng thời gian nhất định )

Tiêu chí & Page 1 : Tổng quan về người dùng và mức độ quan tâm của người dùng

Ở trang này mình sẽ xác định dimension mình quan tâm đó là số người dùng mới có tăng hay không ( target mình đặt ra đó là 90%) và đương nhiên do Brand A đang trong giai đoạn nuôi engagement nên mục tiêu khoảng đầu tháng 3 đến giờ của mình target đó là tăng trưởng số lượng visitor và chất lượng engagement của Visitor ( thể hiện qua thời gian trung bình khách hàng ở lại web, số lượt xem trang …)

báo cáo website performance về người dùng
báo cáo website performance về người dùng

Tiêu chí & Page 2 : Tổng quan về người dùng và mức độ quan tâm của người dùng

Tiêu chí thứ 2 mình muốn đánh giá đó là khách hàng sử dụng thiết bị gì để truy cập và do Brand A target cả tệp khách hàng nước ngoài và Việt Nam nên mình muốn check xem report có thể hiện đúng những gì mình đang target hay không

báo cáo website performance nơi truy cập
báo cáo website performance nơi truy cập

Tiêu chí & Page 3 : Đánh giá và báo cáo performance website về hành động của khách hàng , chủ đề nội dung mà khách hàng quan tâm, nguồn truy cập khách hàng

Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì đây là báo cáo giúp doanh nghiệp hình dung được khách hàng đang quan tâm gì , nơi mà khách hàng thường xuyên truy cập và hành động của khách hàng trên website ( click vào form đăng ký, gọi hotline, livechat…..) để từ đó xác định rõ được mức độ hiệu quả của Digital Marketing mang lại

báo cáo website performance khách hàng đang quan tâm và tương tác nội dung gì

báo cáo website performance khách hàng đang quan tâm và tương tác nội dung gì

Kết luận

một bảng báo cáo website performance được cho là hiệu quả không phải là khả năng dùng công cụ để trực quan hóa dữ liệu mà xác định đúng điều mà người đọc báo cáo mong muốn là điều then chốt. Đương nhiên người làm báo cáo là người phải hiểu hơn nhất đó là báo cáo nên đề cập những vấn đề gì, làm sao để người đọc có thể dễ dàng hiểu được cũng là một tiêu chí đặt lên hàng đầu.

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy chia sẻ nó với người khác và đừng quên subscribe để nhận được email thông báo về các bài post mới mình sẽ chia sẻ trong thời gian tới nhé

 

Khoa Trần Anh

Nếu bạn thấy bài viết này hữu ích thì hãy đăng ký Email và chia sẻ lên social để cập nhật thông tin bài viết mới nhất nhé

Subscription Form
Lên đầu trang